Nội dung là VÀNG
Khi bạn nghiên cứu hướng dẫn về cách viết bài chuẩn SEO chắc hẳn không ít lần bắt gặp cụm từ Nội dung là vàng.
Vậy nội dung là vàng có nghĩa là gì?
Điều đó có ý nghĩa bài viết của bạn phải có nội dung phù hợp, tươi mới với chủ đề đưa ra và hoàn toàn tách biệt với các bài viết khác đang tồn tại trong cùng chủ đề.
Có thể thấy đó là 1 câu nói siêu trừu tượng mà những ngày đầu đặt tay lên bàn phím mình buộc phải đi tìm lời giải đáp cho bản thân mình.
Sau một khoảng thời gian mình có 1 số đúc kết muốn chia sẻ để bạn có thể đi tìm Vàng của mình.
Mọi người lưu ý nội dung bài viết bên dưới chỉ giành cho người mới bắt đầu và đang sử dụng WordPress.
Giành cho những bạn mới bước vào viết nội dung và cần kiếm những công cụ miễn phí để tối ưu cho bài viết của mình.
Quy trình để cho ra 1 bài viết của mình cũng bao gồm các bước tuần tự như bài hướng dẫn.
SEO là gì?
SEO chỉ đơn giản là cụm từ được viết tắt từ Search Enginge Optimization tạm dịch là tối ưu hóa bộ máy tìm kiếm.
Nghĩa là làm cho bài viết của chúng ta xuất hiện khi có người dùng tìm kiếm trên công cụ như google bằng các từ khóa nhất định.
Các công cụ tìm kiếm phổ biến hiện tại được Ahref giới thiệu gồm: Google, Bing, Youtube, Amazon
Công cụ tìm kiếm phổ biến ở nước ta có CocCoc rất thân thiện với người dùng Việt Nam.
Ngoài ra chúng ta còn các công cụ khác như: Yandex, Duck Duck Go, Yahoo, Ask, Baidu.
Cách viết bài chuẩn SEO với công cụ tìm kiếm từ khóa miễn phí của Ahref
Trước khi bắt đầu viết một chủ đề gì bạn cần xác định cụm từ khóa chính mà mình muốn thực hiện và nội dung sẽ xoay quanh nó.
Tiêu đề hiển thị trên công cụ tìm kiếm rất ngắn vì vậy hãy suy nghĩ cho mình 1 tiêu đề cực kỳ liên quan.
Ban đầu bạn có thể đặt cho bài viết của mình 1 tiêu đề xuề xòa vì nghĩ nó không quan trọng lắm.
Nhưng bạn sẽ sớm nhận ra mức độ quan trọng của tiêu đề là như thế nào trên công cụ tìm kiếm.
Vì nó không những ãnh hưởng đến nội dung hiện tại của bạn mà còn liên quan đến khả năng phát triển bài viết trong tương lai.
Vì vậy, hãy cân nhắc sử dụng câu chữ của mình khi đặt tiêu đề để tối ưu, tuy rút gọn nhưng có thể truyễn tãi hết nội dung cho người đọc và cũng không quên định hướng phát triển bài viết trong tương lai mà không cần thay đổi gì trong tiêu đề đó.
Là người mới bắt đầu chúng ta ưu tiên chọn cụm từ khóa dễ để thực hiện.
Để thực hiện điều đó, Ahref mang đến công cụ tìm kiếm từ khóa hoàn toàn miễn phí mà bạn có thể tin tưởng.
Ví dụ mình muốn tìm kiếm từ khóa SEO
Bạn chỉ cần gõ vào từ khóa cần tìm kiếm.
Lựa chọn công cụ tìm kiếm: Google, Bing, Youtube hay Amazon.
Lựa chọn quốc gia bạn muốn tìm kiếm: Việt Nam
Sau đó chọn Find Keyword hệ thống sẽ cho ra kết quả như hình trên
Ý tưởng cho cụm từ khóa chuẩn SEO
All keyword idea: chứa các ý tưởng cho cụm từ khóa của bạn.
Đó cũng là các cụm từ mà mọi người hay dùng để tìm kiếm trên công cụ mà bạn đã lựa chọn.
Keyword: cụm từ khóa được tìm kiếm trên công cụ mà bạn lựa chọn.
KD: keyword difficulty là độ khó của cụm từ khóa. Chúng ta nên tùy vào khả năng của mình mà lựa chọn mức độ khó cho phù hợp.
Volume: là số lượt tìm kiếm trong công cụ mà bạn lựa chọn.
Updated: ngày cập nhật của tất cả những mục trên.
Mẹo: mọi người vẫn hay sử dụng tiêu đề bắt đầu bằng hướng dẫn, cách, top, từng bước, cho người mới, miễn phí và luôn có 1 con số trong tiêu đề.
Câu hỏi liên quan đến cụm từ khóa
Bên cạnh cụm từ khóa, chúng ta còn có thể tìm kiếm câu hỏi liên quan đến nó.
Ví dụ như trong hình ta thấy khi gõ SEO nó sẽ có câu hỏi Seo là gì?
Bên cạnh các câu hỏi cũng là các mục về KD, Volume và Updated.
Chúng ta có thể hệ thống bài viết của mình trả lời các câu hỏi đó giúp nội dung bài viết thêm phong phú.
Các công cụ SEO được Ahref cung cấp miễn phí
Ahref còn cung cấp bộ công cụ SEO miễn phí và tốt nhất mà chúng ta cũng nên lưu ý như sau:
Backlink checker: kiểm tra với số lương giới hạn 100 backlink của URL hoặc domain với phiên bản miễn phí.
Broken link checker: kiểm tra link không còn hoạt động trong website của bạn. Hãy thay thế nó.
Website Authority Checker: Kiểm tra sức mạnh của 1 trang web dựa trên số lượng tổng thể backlink của tên miền.
Nhìn chung số lượng càng cao thì càng tốt (từ 0 -100).
Keyword Generator: Công cụ tìm kiếm từ khóa được giới thiệu bên trên.
Youtube Keyword Tool: Công cụ tìm kiếm từ khóa trên Youtube.
Amazon Keyword Tool: Công cụ tùm kiếm từ khóa trên Amazon.
Bing Keyword Tool: Công cụ tìm kiếm từ khóa trên công cụ tìm kiếm Bing.
SERP Checker: Hiển thị kết quả hiện tại cho cụm từ khóa được tìm kiếm trên google giới hạn 10 kết quả với bảng miễn phí.
SEO Toolbar: Công cụ SEO được tích hợp trên extension hổ trợ Chrome và Firefox
WordPress Plugin: 1 Plugin hổ trợ cho người dùng WordPress.
Keyword Rank Checker: Kiểm tra thứ hạng từ khóa của domain hiện tại và trả về 1 bảng giới hạn 10 kết quả với phiên bản miễn phí.
Keyword Dificulty Checker: Kiểm tra độ khó của cụm từ khóa với công cụ tìm kiếm ở mỗi quốc gia.
Cách viết bài chuẩn với Plugin Yoast SEO trong WordPress
Vậy là chúng ta đã phân tích cho mình 1 cụm từ khóa để thực hiện. Giờ chúng ta cần đi viết bài, viết nội dung chuẩn SEO.
Với công cụ hoàn toàn miễn phí trong WordPress đó là Yoast SEO.
Plugin mạnh mẽ hổ trợ chúng ta công cụ để kiểm tra nội dung bài viết có phù hợp với chuẩn SEO được cập nhật, sửa đổi liên tục phù hợp với các công cụ tìm kiếm.
Để viết nội dung chuẩn SEO trước nhất bạn phải hoàn thành tất cả những yêu cầu này.
Cách phân tích nội dung bài viết với chuẩn Yoast SEO
Các đường dẫn ra ngoài trang: có ít nhất 1 đường dẫn ra ngoài trang phù hợp với nội dung bài viết.
Các đường dẫn nỗi bộ: có ít nhất 1 đường dẫn nội bộ liên quan đến nội dung của bài viết.
Mật độ cụm từ khóa: Tùy thuộc vào nội dung ngắn hay dài mà cụm từ khóa cần xuất hiện nhiều hay ít. Cố gắng lồng ghép sao cho chính chúng ta đọc cảm thấy dễ hiểu.
Từ khóa đã sử dụng: Không nên sử dụng cụm từ khóa đã khai báo trước đó ở những bài viết khác.
Những thuộc tính Alt trong hình ảnh: Lồng ghép cụm từ khóa vào thuộc tính Alt của ảnh. Bài viết phải có ít nhất 1 hình ảnh.
Cụm từ khóa trong tiêu đề phụ: Lồng ghép các cụm từ khóa các tiêu đề phụ (các Heading) một cách hợp lý nhất cho người đọc.
Độ dài của văn bản: Chứa số lượng ký tự của bài viết.
Cách đặt cụm từ khóa vào tiêu đề bài viết chuẩn SEO
Phần này cực kỳ quan trọng, quyết định xem bạn có được click trong hộp thoại tìm kiếm hay không?
Và đây cũng là cách mà bài viết của bạn xuất hiện trên công cụ tìm kiếm.
Cụm từ khóa trong phần giới thiệu: Đặt cụm từ khóa ở đoạn đầu tiên của bài viết.
Cụm từ khóa trong mô tả meta: Đặt cụm từ khóa trong phần meta, đây là phần giải thích ngắn xuất hiện phía dưới tiêu đề trong khung tìm kiếm.
Hãy cố gắng mô tả rõ ràng, dễ hiểu, ngắn gọn và xúc tích nhất.
Vì khi mọi người tìm kiếm, cũng như bạn họ đọc xem phần chú thích bên dưới có hợp lý với nội dung mà họ đang tìm hay không.
Bao gồm kết quả trên di động và trên máy tính.
Cách tối ưu phần giới thiệu bài viết chuẩn SEO
Chọn sửa snippet để thay đổi tiêu đề, đường dẫn và phần chú thích của bài viết.
Độ rộng tiêu đề SEO: phải xuất hiện vừa trên công cụ tìm kiếm, không dài quá mà cũng không ngắn quá.
Keyphrase in tittle: từ khóa xuất hiện ở phần đầu tiên của tiêu đề bài viết.
Từ khóa trong Slug: Từ khóa của bạn phải xuất hiện trong link bài viết.
Đường dẫn của bài viết là cực kỳ quan trọng vì nội dung thì bạn có thể thay đổi. Nhưng đường dẫn thay đổi thì bạn phải tạo 1 redirect về đường dẫn chính của mình.
Các công cụ tìm tìm kiếm có thể tự động chuyển về giúp bạn với những thay đổi nhỏ.
Với những thay đổi lớn bạn phải làm điều đó bằng tay vì vậy hãy cẩn thận khi đặt tiêu đề trong Slug.
Tiêu đề bài viết hoàn hảo nhất theo quan điểm cá nhân mình là 12 chữ
Tính dễ đọc của bài viết chuẩn SEO
Một bài viết được cho là dễ đọc nếu đủ các yếu tố sau:
Sự phân bố tiêu đề phụ: mỗi tiêu đề phụ chứ nội dung trong khoảng 300 từ.
Độ dài của câu: tùy vào độ ngắn dài của đoạn văn mà mỗi bài viết chỉ nên 25% số lượng câu có độ dài hơn 20 ký tự.
Độ dài của đoạn văn: Không nên có đoạn văn quá dài. Nên xuống dòng ở các dấu chấm.
Khai báo từ khóa phụ với Meta Tag Manager
Đặc biệt của Yoast SEO ở phiên bản miễn phí là bạn chỉ có thể khai báo duy nhất 1 cụm từ khóa chính.
Vậy còn các cụm từ khóa phụ ví dụ như Seo là gì? thì phải khai báo như thế nào.
Chúng ta có thể sử dụng Plugin Meta Tag Manager là khai báo cho mình khoảng 4 đến 5 từ khóa phụ liên quan đến bài viết
với thẻ meta có cấu trúc như sau:
<meta name = “keywords” content = “seo là gì?” />
Lưu ý: Mỗi bài viết chỉ nên để 4 5 từ khóa. Tránh việc sử dụng cùng 1 từ khóa trong các bài viết
Tạo mục lục cho bài viết thân thiện với người dùng
Để giao diện thân thiện và người dùng có thể nắm bắt được nội dung tổng thể của bài viết, bạn nên tạo cho mình mục lục bài viết với Plugin Table of content trong wordpress.
Người dùng có thể dễ dàng chuyển đến nội dung cần thiết khi click vào bất kỳ phần nào trong mục lục này.
Cách viết bài chuẩn SEO là gì?
Vậy là bạn đã hoàn thành cách viết bài chuẩn SEO rồi ư?
Vâng bạn đã viết bài như 1 con robot phù hợp với các chuẩn, cố gắng o ép nội dung cho phù hợp với các chuẩn do các công cụ đưa ra.
Nhắc lại câu trừu tượng nội dung là vàng ở đầu bài viết.
Bạn có thể lên top công cụ tìm kiếm với cách viết này.
Nhưng liệu nó có giữ chân được người dùng không?
Có làm cho họ đọc bài viết của bạn không?
Có mang lại những giá trị thực sự cho người dùng không?
Hãy trả lời các câu hỏi đó và đưa nó ra bảng nháp. Cuối cùng tập hợp lại để hoàn thành bài viết của bạn.
Tiếp theo chúng ta sẽ sử dụng thêm các công cụ SEO miễn phí để tối ưu cho nội dung bài viết của mình.
Công cụ kiểm tra bài viết chuẩn SEO miễn phí Seobility
Công cụ Seobility hoàn toàn phí giúp bạn có thể kiểm tra mức độ SEO của bạn một cách hiệu quả và có độ tin tưởng cao.
Nội dung bài viết của bạn hoàn toàn xanh trong Yoast SEO, vậy làm cách nào kiểm chứng điều đó trên thực tế.
Làm sao bạn biết được từ khóa của bạn có thứ hạng bao nhiêu trên công cụ tìm kiếm.
Link của bạn xuất hiện trên công cụ tìm kiếm như thế nào?
Đây là lúc bạn cần đến một công cụ kiểm tra SEO mạnh mẽ và có độ bao quát toàn bộ trang web của bạn.
Điểm đặc biệt là phiên bản miễn phí cực kỳ hữu ích cho người mới bắt đầu giống mình.
Phiên bản miễn phí giới hạn cho 1 trang web, giới hạn mỗi ngày kiểm tra tổng thể 1 lần.
Và những công cụ hữu ích sau
Công cụ kiểm tra SEO Checker sau khi viết bài
Công cụ này check đường link mà chúng ta cung cấp sau đó trả về kết quả kiểm tra.
Sau khi trả kết quả sẽ cho các bạn một bảng gồm những việc bạn đã thực hiện được, đồng thời cũng hiển thị các lỗi để bạn xử lý.
Mỗi ngày chúng ta được Crawl toàn bộ 1 trang web lần. Nhưng kiểm tra các url riêng lẻ thì không giới hạn.
Việc bạn cần làm là kiểm tra lại xem bài viết của mình có nội dung và trang web của mình có cấu trúc SEO tốt chưa?
Những lỗi SEO thường gặp khi kiểm tra bằng công cụ
Không khai báo ngôn ngữ cho trang web.
Nội dung đoạn miêu tả quá dài không hiển thị trên công cụ tìm kiếm.
Độ dài tiêu đề quá dài không hiển thị trên công cụ tìm kiếm.
Tốc độ phản hồi web quá chậm.
Quá nhiều CSS được load trên trang web.
Đồng thời kiểm tra số lượng link trùng trên bài viết.
Số lượng tiều đề trên bài viết (heading).
Điểm đặc biệt là bên cạnh việc hiển thị Seobility còn cung cấp gải pháp cho chúng ta giải quyết vấn đề.
Công cụ SEO miễn phí Seobility
Công cụ SEO mạnh mẽ này mang lại những phần miễn phí hiếm có công cụ nào mang lại như sau:
Crawling: Công cụ quét toàn bộ trang web của chúng ta hàng ngày. Trả kết quả SEO cho từng bài viết, từng đường link.
Với công cụ kiểm tra lỗi chi tiết đến từng vấn đề nhỏ cho chúng ta khắc phục.
Backlink checker: Kiểm tra backlink toàn bộ domain hoàn toàn miễn phí mỗi ngày 5 lần.
Công cụ theo dõi thứ hạng giới hạn 10 keyword với phiên bản miễn phí.
Công cụ theo dõi backlink hàng ngày.
Ngoài ra, Seobility cũng cung cấp các công cụ như kiểm tra từ khóa trên công cụ tìm kiếm.
Kiểm tra snippet của từ khóa, thứ hạng từ khóa, redirect link.
Công cụ SEO kiểm tra thứ hạng từ khóa Semrush
Công cụ kiểm tra thứ hạng của từ khóa Semrush miễn phí giới hạn 10 lần xem báo cáo mỗi ngày.
Nhiêu đó là quá đủ để chúng ta có thể xem xét liệu bài viết của mình có thứ hạng trên công cụ tìm kiếm.
Có thể cho chúng ta xem xét liệu từ khóa của chúng ta khai báo có thứ hạng bao nhiêu trên công cụ tìm kiếm.
Bao gồm các bảng báo cáo cực kỳ giá trị mà có thể bạn quan tâm như sau:
Semrush mang lại cho chúng ta một số thông tin liên quan đến cụm từ khóa như:
- Pos: Thứ hạng trên công cụ tìm kiếm
- Traffic: Lượng traffic của từ khóa mang lại
- Volume: Mật độ từ khóa được tìm kiếm
- KD: độ khó của cụm từ khóa
- CPC: số tiền quảng cáo nhận được khi người dùng click vào quảng cáo trên web của bạn
- Diff: viết tắt của Diffence là sự thay đổi thứ hạng của từ khóa
Mọi người cũng không nên vội vì với người mới như mình. Sau khi viết bài thì cỡ 1 tháng sau sẽ có kết quả.
Nên cứ để nó lạc trôi đi, các công cụ tìm kiếm cần có thời gian để đánh giá nội dung của bạn vì vậy chờ đợi là hạnh phúc.
Công cụ SEO miễn phí Semalt
Một công cụ kiểm tra thành quả thứ hạng của bạn trên công cụ tìm kiếm miễn phí khác mà mình muốn giới thiệu đó là Semalt.
Với công cụ này. Bạn sẽ được kiểm tra được hơn 100 từ khóa mà hệ thống tự động phát hiện từ các công cụ tìm kiếm.
Bạn có thể kiểm tra các từ khóa lọt top 1, top 3, top 10. top 30, top 50 và top 100.
Đó là một đặc điểm mà mình cực kỳ thích với ứng dụng này.
Giúp chúng ta không những tìm được cụm từ khóa chính mà còn tìm được các thứ hạng của cụm từ khóa phụ.
Ngoài ra công cụ này cũng cho phép chúng ta quét tổng thể trang web của mình tìm ra các lỗi SEO liên quan và đưa ra hướng khắc phục cần thiết.
Cách viết bài chuẩn SEO với nội dung là vàng
Vẫn là câu nói Nội dung là vàng ở đầu bài viết.
Sau một khoảng thời gian tìm tòi và thử nghiệm thì mình phát hiện ra nhiêu đó và muốn chia sẻ với các bạn.
Hy vọng có thể giúp ích cho người mới bắt đầu.
Chỉ một câu nói đơn giản. Để thực hiện nó và để bài viết của mình thực sự có chất lượng thì nội dung là thiết yếu nhất để giữ chân người sử dụng.
Nhưng chưa dừng lại ở đó đâu ạ? Việc tiếp theo bạn cần làm là chia sẻ nó trên mạng xã hội của mình, cùng với tất cả các mạng xã hội dưới đây để tạo backlink cho bài viết của bạn.
Mục tiêu là tạo 1 liên kết ngược về bài viết của mình.
Với danh sách những mạng xã hội này sẽ mang lại một ấn tượng nhất định trên công cụ tìm kiếm cho bài viết của bạn.
Chúc các bạn thành công và gặt hái được nhiều thứ hạng cao trong công cụ tìm kiếm.
Bài viết có gì không đúng có thể cho mình xin 1 comment bên dưới.
Nhớ đăng ký blog và like facebook để cập nhật các bài viết mới nhất từ blog nhé.
Danh sách mạng xã hội có DA cao chia sẻ bài viết chuẩn SEO
Tên | DA |
Blogger.com | 100 |
WordPress.com | 94 |
Tumblr.com | 99 |
Wix.com | 92 |
Weebly.com | 91 |
Squarespace.com | 71 |
Academia.edu | 91 |
Webs.com | 91 |
Livejournal.com | 94 |
rhizome.org | 68 |
Jimdo.com | 67 |
Diigo.com | 91 |
Shutterfly.com | 74 |
Hubpages.com | 88 |
Evernote.com | 91 |
Dailystrength.org | 82 |
Webnode.com | 72 |
Pen.io | 93 |
hpage.com | 72 |
Smore.com | 76 |
Simplesite.com | 89 |
Ampblogs.com | 82 |
Kinja.com | 87 |
Soup.io | 94 |
Yola.com | 91 |
Over-blog.com | 91 |
Cabanova.com | 73 |
Postach.io | 56 |
Bravenet.com | 90 |
Rediff.com | 92 |
Goodreads.com | 93 |
skyrock.com | 53 |
own-free-website.com | 78 |
Couchsurfing.com | 72 |
Myanimelist.net | 83 |
Webstarts.com | 55 |
Areavoices.com | 69 |
Sitew.com | 69 |
Devhub.com | 40 |
Edublogs.org | 78 |
Wikidot.com | 91 |
Tripod.lycos.com | 93 |
Websitebuilder.com | 55 |
spruz.com | 31 |
Travelblog.org | 70 |
Blogsome.com | 81 |
Flickr.com | 96 |
Wikia.com | 92 |
Last.fm | 92 |
ucoz.com | 88 |
Fotki.com | 85 |
Beep.com | 85 |
inube.com | 84 |
Sosblogs.com | 87 |